Da mặt sần sùi, kém mịn màng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn là dấu hiệu cho thấy làn da đang “lên tiếng” vì bị chăm sóc sai cách. Cùng Obagi tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân khiến da mặt bị sần và những cách cải thiện tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp da nhanh chóng lấy lại độ mịn màng, tươi sáng và khỏe khoắn.
1. Da mặt bị sần sùi, nổi mụn trông như thế nào?
Da mặt bị sần sùi, nổi mụn là tình trạng làn da không đều màu, mất đi vẻ mịn màng vốn có. Khi nhìn gần hoặc sờ tay lên mặt, bạn sẽ cảm thấy bề mặt da gồ ghề, xuất hiện những mụn nhỏ li ti, mụn ẩn hoặc đôi khi là mụn đỏ viêm nhẹ. Lỗ chân lông có thể giãn to hơn bình thường, kèm theo cảm giác da khô ráp hoặc bóng dầu bất thường.
Da mặt bị sần sùi, nổi mụn là tình trạng làn da trở nên không đều màu, mất đi vẻ mịn màng vốn có
Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng trán, hai bên má, cằm hoặc quanh mũi – những khu vực dễ bị bít tắc do dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ. Ngoài ra, da sần sùi còn có thể đi kèm với dấu hiệu bong tróc nhẹ, xỉn màu hoặc không ăn phấn khi trang điểm.
2. Các cấp độ sần sùi của da
Da mặt bị sần sùi không phải lúc nào cũng giống nhau, mà sẽ biểu hiện theo từng cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương da. Việc nhận biết đúng cấp độ sẽ giúp bạn chọn được cách điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Cấp độ 1: Da thô ráp nhẹ
Ở giai đoạn này, làn da chỉ sần nhẹ, thường kèm theo cảm giác khô ráp hoặc thiếu độ mịn màng khi chạm vào. Bề mặt da có thể xuất hiện một vài mụn ẩn nhỏ, không viêm, không gây đau nhức. Đây là mức độ phổ biến và dễ điều trị nếu chăm sóc đúng cách ngay từ đầu.
Cấp độ 2: Da sần sùi rõ rệt
Da bắt đầu gồ ghề rõ rệt hơn, xuất hiện nhiều mụn li ti, mụn ẩn hoặc mụn đầu trắng, đặc biệt tập trung ở vùng trán, cằm và hai bên má. Lúc này, lỗ chân lông to hơn, da có thể tiết dầu nhiều hơn bình thường và dễ bị bí bách, gây khó chịu.
Cấp độ 3: Da sần sùi kèm viêm
Ở cấp độ này, da không chỉ sần mà còn kèm theo các vấn đề nghiêm trọng hơn như mụn viêm, mụn bọc, lỗ chân lông to rõ, da đỏ hoặc sưng nhẹ, thậm chí có hiện tượng thâm mụn kéo dài. Da trở nên nhạy cảm, yếu và khó phục hồi nếu không có sự can thiệp đúng cách, có thể cần kết hợp chăm sóc chuyên sâu hoặc tư vấn từ bác sĩ da liễu.
3. Nguyên nhân phổ biến khiến da bị mặt sần sùi
Da mặt bị sần sùi là tình trạng khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau – từ bên ngoài môi trường cho đến yếu tố bên trong cơ thể. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có hướng điều trị và chăm sóc da hiệu quả hơn.
3.1. Da khô
Da khô có thể dẫn đến tình trạng da sần sùi do thiếu độ ẩm và hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh, da khô có thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa và các vấn đề về da khác.
Da khô có thể dẫn đến tình trạng da sần sùi do thiếu độ ẩm và hàng rào bảo vệ da bị suy yếu
3.2. Di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc da. Một nghiên cứu từ Viện Da liễu Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy khoảng 30% trường hợp da dầu và dễ bị mụn có liên quan đến yếu tố di truyền.
3.3. Uống ít nước
Thiếu nước làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô và dễ bong tróc. Một nghiên cứu từ Tạp chí Da liễu Lâm sàng (Clinical Dermatology, 2017) cho thấy, mất nước nhẹ có thể làm giảm độ săn chắc da và có thể gây ra tình trạng lão hóa sớm.
3.4. Không tẩy tế bào chết định kỳ
Tế bào chết tích tụ lâu ngày sẽ khiến bề mặt da trở nên thô ráp, lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến mụn trứng cá và sần da. Theo nghiên cứu của Viện Da liễu Hoa Kỳ, việc không tẩy tế bào chết định kỳ là nguyên nhân phổ biến gây mụn ẩn và da sần sùi.
Tế bào chết tích tụ lâu ngày sẽ khiến bề mặt da trở nên thô ráp, lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến mụn và sần da
3.5. Không tẩy trang kỹ lưỡng
Lớp trang điểm, kem chống nắng hoặc bụi bẩn còn sót lại trên da nếu không được làm sạch kỹ sẽ gây bít lỗ chân lông, khiến da dễ nổi mụn trên mặt và gồ ghề. Nghiên cứu từ Tạp chí Da liễu Anh cho thấy việc không tẩy trang kỹ lưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây mụn và da sần sùi.
Tẩy trang sạch kỹ sẽ hạn chế tình trạng bít lỗ chân lông, tránh khiến da nổi mụn và gồ ghề
3.6. Kích ứng với mỹ phẩm
Một số sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm có thể chứa các thành phần dễ gây kích ứng như hương liệu, cồn, paraben hoặc chất bảo quản. Theo báo cáo từ Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD, 2022), khoảng 15-20% người sử dụng mỹ phẩm gặp phản ứng không mong muốn như mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi mụn. Những phản ứng này xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện sai một số thành phần trong mỹ phẩm là có hại, dẫn đến tình trạng viêm nhẹ, khiến da sần sùi hoặc nổi mẩn. Đặc biệt, những người có làn da nhạy cảm hoặc cơ địa dị ứng (như viêm da tiếp xúc) có nguy cơ cao hơn.
3.7. Mắc bệnh về da
Các bệnh lý như viêm da cơ địa, vảy nến, hoặc dày sừng nang lông (keratosis pilaris) có thể khiến da thô ráp. Theo Tạp chí Da liễu Hoa Kỳ (JAAD, 2020), khoảng 10-30% bệnh nhân da liễu gặp tình trạng sần sùi tùy theo loại bệnh.
Người gặp vấn đề bệnh lý về da cũng có thể gặp tình trạng da sần sùi
3.8. Dị ứng thời tiết
Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, dẫn đến khô và bong tróc. Nghiên cứu từ Viện Da liễu Quốc gia Hoa Kỳ (2021) chỉ ra rằng khoảng 15-20% người gặp vấn đề da khô, sần vào mùa đông.
3.9. Dị ứng thực phẩm
Một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng... có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người, biểu hiện bằng da nổi mẩn, sần, mụn hoặc thậm chí là ngứa và đỏ rát. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Hoa Kỳ (Journal of Allergy and Clinical Immunology, 2023), khoảng 8-10% dân số gặp phản ứng dị ứng thực phẩm, trong đó 40% trường hợp có biểu hiện ngoài da.
3.10. Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn nhiều đường, chất béo, căng thẳng và thiếu ngủ có thể làm rối loạn nội tiết, dẫn đến mụn và da xỉn màu. Theo Tạp chí Da liễu Anh (2019), lối sống không lành mạnh góp phần vào 20-40% các vấn đề da ở người trưởng thành.
4. Đối tượng nào dễ bị sần da mặt?
Da mặt bị sần sùi có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng dưới đây là một số nhóm người dễ gặp phải tình trạng này:
Người có làn da khô hoặc da nhạy cảm: Da khô thiếu độ ẩm dễ bong tróc và thô ráp. Trong khi đó, da nhạy cảm dễ bị kích ứng với các sản phẩm mỹ phẩm hoặc thay đổi thời tiết.
Người có tiền sử bệnh da liễu: Các bệnh lý như viêm da cơ địa, vảy nến và dày sừng nang lông có thể khiến bề mặt da trở nên gồ ghề và khó chịu.
Người thường xuyên trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm kém chất lượng: Khi không tẩy trang kỹ, lỗ chân lông dễ bị bít tắc, dẫn đến việc hình thành mụn và làm da trở nên sần sùi. Ngoài ra, các thành phần như cồn và hương liệu trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng, khiến da không được khỏe mạnh.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể khiến da trở nên sần sùi
Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol, dẫn đến mụn và làm da xỉn màu. Thêm vào đó, chế độ ăn nhiều đường và dầu mỡ thúc đẩy viêm da, khiến da dễ bị sần sùi và mụn.
Người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc khí hậu khắc nghiệt: Ô nhiễm không khí và tia UV có thể phá hủy hàng rào bảo vệ da, làm da dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, không khí khô trong mùa đông hay môi trường khắc nghiệt khiến da mất nước nhanh chóng, gây tình trạng da khô và sần sùi.
5. Cách điều trị tình trạng da mặt bị sần sùi tại nhà
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng da mặt bị sần ngay tại nhà với những bước chăm sóc đơn giản nhưng hiệu quả sau đây.
5.1. Làm sạch sâu da mặt
Làm sạch da là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn cần sử dụng sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các tạp chất tích tụ trên da. Việc làm sạch sâu không chỉ giúp da thông thoáng mà còn tạo điều kiện để các bước dưỡng da tiếp theo phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bắt đầu quy trình chăm sóc da với sữa rửa mặt tẩy tế bào chết Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish là lựa chọn hoàn hảo với công thức chứa 2% BHA vượt trội không chỉ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông mà còn loại bỏ dầu thừa và tế bào chết, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Ngoài ra, Menthol có trong công thức mang đến cảm giác mát lạnh, dễ chịu và làm dịu da tức thì. Đặc biệt, chiết xuất hoa cúc hỗ trợ giảm mẩn đỏ, mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh và mềm mại hơn.
Sữa rửa mặt tẩy tế bào chết Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish giúp làm sạch sâu lỗ chân lông và loại bỏ dầu thừa và tế bào chết hiệu quả
Một lựa chọn thay thế tuyệt vời khác dành cho bạn chính là sữa rửa mặt Obagi Nu-Derm Gentle Cleanser. Sản phẩm được thiết kế để làm sạch sâu mà không gây cảm giác khô căng, với công thức nhẹ nhàng giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa mà vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên của da. Đặc biệt, Obagi Nu-Derm Gentle Cleanser còn giúp làm dịu da, phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm, giúp làn da sạch sẽ và mịn màng mà không gây kích ứng.
Sữa rửa mặt Obagi Nu-Derm Gentle Cleanser giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa mà vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên của da
5.2. Tẩy tế bào chết định kỳ
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp da trở nên sáng mịn hơn. Bạn nên tẩy tế bào chết từ 2-3 lần mỗi tuần để không làm tổn thương da.
Toner CLENZIDERM M.D. Exfoliating BHA với công thức tương tự sữa rửa mặt tẩy tế bào chết Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish, có khả năng loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn hiệu quả nhờ 2% BHA mà vẫn mang lại cảm giác mát lạnh, dễ chịu nhờ Menthyl Lactate & Menthol. Đặc biệt, chiết xuất hoa cúc trong sản phẩm giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ và ngăn ngừa lão hóa da, phù hợp cho làn da dầu mụn cần chăm sóc chuyên sâu.
Sử dụng kết hợp Toner CLENZIDERM M.D. Exfoliating BHA và sữa rửa mặt chết Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish để đạt hiệu quả tối ưu
Trong khi Toner CLENZIDERM M.D. Exfoliating BHA làm nhiệm vụ làm sạch sâu tận lỗ chân lông Toner cân bằng pH trên da Obagi Nu-derm 2 lại tinh tế xử lý lớp tế bào chết trên bề mặt, giúp da mịn màng và thông thoáng. Với công thức độc đáo với chiết xuất từ cây phỉ, sản phẩm có tác dụng làm dịu da, se khít lỗ chân lông và kiểm soát dầu thừa mà không gây khô da. Bên cạnh đó, chiết xuất lô hội trong sản phẩm giúp cung cấp độ ẩm nhẹ nhàng, giữ cho làn da luôn mềm mại và không bị mất nước, đồng thời duy trì độ pH lý tưởng để chuẩn bị cho các bước dưỡng da tiếp theo.
Toner Obagi Nu-derm 2 với công thức độc đáo với chiết xuất từ cây phỉ có tác dụng làm dịu da, se khít lỗ chân lông
5.3. Cấp ẩm với kem dưỡng ẩm
Cấp ẩm cho da mặt là bước không thể thiếu trong việc chăm sóc da bị sần sùi. Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn sẽ duy trì độ ẩm cho da, giúp da mềm mại và tránh tình trạng khô ráp. Kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất Obagi Hydrate Luxe là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn với công thức giàu dưỡng chất Hydromanil - giúp tăng cường khả năng giữ ẩm, tạo lớp bảo vệ chống lại tình trạng da khô ráp. Ngoài ra, chiết xuất từ bơ hạt mỡ giúp làm mềm da, giữ cho da luôn căng mướt và mịn màng suốt cả ngày dài.
Kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất Obagi Hydrate Luxe là sự lựa chọn tuyệt vời hơn công thức giàu dưỡng chất Hydromanil
Giải pháp dưỡng ẩm lý tưởng khác cho làn da bị sần sùi không thể không nhắc đến Obagi Hydrate Light Gel Cream. Nhờ vào phức hợp Hydromanil có khả năng cấp ẩm đa tầng, sản phẩm giúp làm mềm lớp sừng trên bề mặt da – một trong những nguyên nhân chính khiến da trở nên thô ráp. Bên cạnh đó, chiết xuất tảo biển và các chất giữ ẩm như Glycerin giúp làm dịu các vùng da bị kích ứng nhẹ, hỗ trợ phục hồi kết cấu da và cải thiện độ mịn theo thời gian. Khi làn da được cung cấp đủ độ ẩm và giữ nước tốt, tình trạng sần sùi sẽ dần được cải thiện rõ rệt mà không cần đến các hoạt chất tẩy da chết mạnh.
Obagi Hydrate Light Gel Cream chứa phức hợp Hydromanil có khả năng cấp ẩm đa tầng, sản phẩm giúp làm mềm lớp sừng trên bề mặt da
Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng và đang gặp tình trạng da bị sần, thiếu sức sống, đừng bỏ lỡ kem dưỡng ẩm Obagi Clinical Kinetin+ Hydrating Cream vào bộ sưu tập chăm sóc da. Điểm nổi bật của sản phẩm là chứa Kinetin+ Complex – chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm dịu da, giảm đỏ và hỗ trợ tái tạo bề mặt da mà không gây bong tróc hay kích ứng. Sản phẩm còn được bổ sung Glycerin và Sodium Hyaluronate, giúp cấp ẩm sâu và củng cố hàng rào bảo vệ da, từ đó cải thiện độ mềm mượt và giảm cảm giác thô ráp rõ rệt.
Kem dưỡng ẩm Obagi Clinical Kinetin+ Hydrating Cream có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ tái tạo bề mặt da mà không gây kích ứng
5.4. Bảo vệ da khỏi ánh nắng, bụi bẩn
Ánh nắng mặt trời và các tác nhân ô nhiễm như bụi bẩn có thể khiến tình trạng da sần sùi trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần chống nắng mỗi ngày, kể cả khi không ra ngoài trời, việc này giúp bảo vệ da khỏi tia UV gây hại và ngăn ngừa các vấn đề về da như nám da, tàn nhang và lão hóa sớm.
Kem chống nắng phổ rộng Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum SPF 50 mang đến một lớp bảo vệ vững chắc khỏi tác hại của tia UVA và UVB, giúp ngăn ngừa lão hóa và các vấn đề về da do ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, công thức đặc biệt với chiết xuất từ Titanium Dioxide và Zinc Oxide mang đến sự bảo vệ toàn diện mà không gây kích ứng da, giúp kiểm soát dầu thừa, giảm bóng nhờn và mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoáng mát suốt cả ngày.
Kem chống nắng phổ rộng Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum SPF 50 mang đến một lớp bảo vệ vững chắc khỏi tác hại của tia UVA và UVB
5.5. Dùng phương pháp phục hồi da
Phục hồi da là một bước quan trọng trong việc cải thiện tình trạng da bị sần sùi. Các thành phần như Retinol hoặc các serum phục hồi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da, giúp da mịn màng và đều màu hơn.
Kem Dưỡng Obagi Retinol 1.0 chính là sản phẩm lý tưởng để đưa làn da trở lại trạng thái khỏe mạnh với Retinol 1.0 - thành phần nổi bật giúp kích thích quá trình tái tạo da, làm mờ các vết thâm, giảm nếp nhăn và cải thiện độ mịn màng cho làn da sần sùi. Không chỉ vậy, Vitamin E trong công thức giúp làm dịu da, giảm thiểu sự kích ứng thường gặp khi sử dụng Retinol, đồng thời cấp ẩm để da không bị khô hay bong tróc.
Kem Dưỡng Obagi Retinol 1.0 chính là sản phẩm lý tưởng để đưa làn da trở lại trạng thái khỏe mạnh
Đối với những làn da nhạy cảm, kem dưỡng ẩm & giảm nếp nhăn Obagi Retinol 0.5 là lựa chọn phù hợp hơn để cải thiện kết cấu da mà không lo kích ứng. Sản phẩm cung cấp liều lượng Retinol nhẹ nhàng, phù hợp cho da mới làm quen với hoạt chất này, giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da mà không gây căng thẳng cho làn da nhạy cảm. Thành phần Vitamin E cũng hỗ trợ làm dịu da, giữ ẩm và giảm thiểu tình trạng khô da hoặc bong tróc thường gặp khi sử dụng Retinol.
Kem dưỡng ẩm & giảm nếp nhăn Obagi Retinol 0.5 là lựa chọn phù hợp hơn để cải thiện kết cấu da mà không lo kích ứng
Lưu ý: Khi sử dụng kết hợp BHA và Retinol, bạn nên sử dụng vào thời điểm khác nhau trong ngày, tránh sử dụng đồng thời. Ngoài ra, bạn nên nhớ thoa kem chống nắng đều đặn vào ban ngày, vì cả hai đều làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng.
5.6. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe làn da. Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3 để cung cấp dưỡng chất cho da. Uống đủ nước cũng là yếu tố giúp duy trì độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng khô, sần sùi.
6. Những lưu ý khi chăm sóc da bị sần sùi, nổi mụn
Tránh sản phẩm chứa cồn và hương liệu và sản phẩm không rõ nguồn gốc: Các sản phẩm này có thể gây khô da, kích ứng và làm tình trạng mụn, da sần sùi nặng thêm. Hãy chọn mỹ phẩm từ thương hiệu uy tín, không chứa cồn và hương liệu để bảo vệ da hiệu quả.
Tránh tẩy tế bào chết quá thường xuyên: Tẩy tế bào chết giúp làm sạch da, nhưng nếu làm quá nhiều sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da và gây khô, viêm hoặc làm da càng dễ bị kích ứng. Bạn chỉ cần tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần để giữ cho da sạch và khỏe mạnh.
Không tự ý nặn mụn: Nặn mụn có thể làm mụn bị viêm nhiễm, để lại sẹo và làm tổn thương da. Nên để da tự lành và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn đúng cách.
Đọc thêm: Nặn mụn có tốt không? Quy trình nặn mụn an toàn để bảo vệ làn da
Cần chống nắng kỹ lưỡng: Tia UV có thể làm tổn thương da, gây viêm, làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn và gây sẹo. Hãy luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, ngay cả khi trời không có nắng gắt.
Không để căng thẳng kéo dài và thiếu ngủ: Căng thẳng và thiếu ngủ sẽ làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mụn và da xỉn màu. Cần chăm sóc sức khỏe tâm lý và ngủ đủ giấc để giữ làn da khỏe mạnh.
Tránh sử dụng sản phẩm trị mụn mạnh lâu dài: Các sản phẩm trị mụn mạnh có thể khiến da bị khô và kích ứng, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Sử dụng sản phẩm trị mụn hợp lý, chỉ trong thời gian cần thiết và kết hợp với dưỡng ẩm.
Không chạm tay lên mặt: Tay chứa vi khuẩn và bụi bẩn, việc chạm tay lên mặt có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn và tình trạng da sần sùi trở nên nghiêm trọng hơn. Cố gắng hạn chế việc tiếp xúc tay với mặt.
Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường: Chế độ ăn không lành mạnh, đặc biệt là các thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường, có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và viêm da. Hãy ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm lành mạnh để giúp da khỏe mạnh.
Tư liệu tham khảo
Pierard-Franchimont, C., & Pierard, G. E. (2000). Between factoids and facts, between dry skin and rough skin. Revue Medicale de Liege, 55(10), 945-949.’
Gold, G., & Helmreich, K. (2012, October). A physical model for skin effect in rough surfaces. In 2012 42nd European Microwave Conference (pp. 1011-1014). IEEE.