Giải đáp thắc mắc: Nặn mụn xong nên bôi gì để không bị thâm?

Được phát hành
Giải đáp thắc mắc: Nặn mụn xong nên bôi gì để không bị thâm?

Nặn mụn đúng cách là một trong những bước giúp làm sạch da và cải thiện tình trạng mụn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn, bạn có thể gặp phải tình trạng thâm, sạm hoặc nhiễm trùng. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc: Nặn mụn xong nên bôi gì để không bị thâm? Cùng Obagi tìm hiểu những điều nên làm và các sản phẩm nên sử dụng để đảm bảo làn da phục hồi nhanh chóng và không để lại dấu vết khó chịu trên da nhé.

1. Nên làm gì ngay sau khi vừa nặn mụn?

Không để sót nhân mụn:

Nhân mụn là nang lông bị bít tắc bởi bụi bẩn và dầu thừa. Nếu không loại bỏ hết nhân mụn, nguy cơ tái phát mụn tại vị trí cũ là rất cao, thậm chí có thể gây viêm nhiễm. Nếu còn sót lại nhân trắng hoặc mủ, mụn không chỉ không giảm mà còn có nguy cơ phát triển trở lại. Ngoài ra, vi khuẩn từ nốt mụn có thể lan sang các vùng da lân cận, gây ra mụn mới, đặc biệt là với mụn bọc.

Khi nặn, chỉ nên dùng lực vừa đủ để lấy nhân mụn, tránh việc dùng lực nặn quá mạnh gây tổn thương làm đỏ da và để lại vết thâm. Khi nhân mụn được lấy hết, máu và dịch vàng có thể tiếp tục rỉ ra. Lúc này, không nên thoa bất kỳ sản phẩm hoặc dung dịch nào lên da, vì điều này có thể làm dịch vàng lan ra vùng da xung quanh, gây viêm nhiễm. Thay vào đó, hãy để da nghỉ ngơi ít nhất 10 phút. Dùng bông gòn hoặc tăm bông sạch để thấm hết mủ và dịch vàng còn sót lại, giúp da được vệ sinh tốt hơn.

Đặc biệt, nếu không xử lý đúng cách, các loại mụn như mụn ẩn trên trán, mụn mủ, mụn nội tiết,...có thể trở nên khó điều trị hơn, dễ dẫn đến tái phát hoặc lan rộng. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách xử lý mụn ẩn hiệu quả để ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn.

Làm sạch vùng da sau khi nặn mụn:

Dùng khăn hoặc bông tẩy trang thấm ướt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch pha muối loãng để sát khuẩn nhẹ nhàng. Thao tác phải hết sức thật cẩn thận để tránh gây thêm tổn thương cho da.

Giảm sưng sau khi nặn mụn:

Chườm đá là cách đơn giản và hiệu quả giúp giảm sưng, đỏ, và đau tại vùng da vừa nặn mụn. Lấy một vài viên đá sạch, bọc vào khăn mềm và chườm nhẹ nhàng lên da trong khoảng 5 phút. Lưu ý không chườm đá tại một vị trí quá lâu và không thực hiện chườm quá 15 phút để tránh gây tổn thương hoặc bỏng lạnh cho da.

Đắp mặt nạ dưỡng da:

Chọn các loại mặt nạ tự nhiên như bột yến mạch, tinh bột nghệ,... để cung cấp dưỡng chất giúp da phục hồi nhanh hơn, giảm thâm và ngăn ngừa sẹo. Mặt nạ có nguồn gốc tự nhiên cũng hạn chế gây nên tình trạng kích ứng và làm dịu da tốt.

Nên làm gì ngay sau khi vừa nặn mụn?

Hình 1. Da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương

2. Nên bôi gì sau khi nặn mụn?

2.1 Sau khi nặn mụn 1 ngày

Trong 24 giờ đầu sau khi nặn mụn, da còn rất nhạy cảm. Tốt nhất, bạn chỉ nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và giữ vùng da nặn mụn khô ráo. Tránh dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào trong thời gian này để không gây bít tắc lỗ chân lông hay kích ứng. Bạn cũng có thể dùng xịt khoáng để cấp ẩm nhẹ, giúp làm dịu da mà không gây tổn thương.

Lưu ý: Vì da có vết thương hở, việc sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể làm vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng hoặc tái phát mụn.

2.2 Sau khi nặn mụn 3 ngày

Sau 3 ngày, khi các vết thương bắt đầu khô, bạn có thể quay lại dưỡng da với các sản phẩm nhẹ nhàng, lành tính, dành riêng cho da nhạy cảm. Bạn có thể sử dụng một lớp dưỡng ẩm mỏng để duy trì độ ẩm và hỗ trợ da phục hồi, đồng thời tránh xa các loại kem đặc dễ gây bít tắc lỗ chân lông. 

Serum Vitamin B3 Cấp Nước Dưỡng Ẩm & Làm Dịu Da Obagi Daily Hydro-Drops

Hình 2. Serum Vitamin B3 Cấp Nước Dưỡng Ẩm & Làm Dịu Da Obagi Daily Hydro-Drops

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Tinh Chất Vitamin B3 Cấp Nước Dưỡng Ẩm & Làm Dịu Da Obagi Daily Hydro-Drops của Obagi để hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng và hiệu quả. Với công thức dễ thấm và nhẹ mặt, giúp cấp ẩm tức thì và đặc biệt êm dịu với làn da nhờ áp dụng công nghệ vi lỏng Isoplentix. Sản phẩm cung cấp Vitamin B3, tinh dầu Abyssinian và Hibiscus ở dạng tinh khiết, giúp cung cấp độ ẩm sâu, giúp tái tạo và hồi phục làn da từ sâu bên trong một cách hiệu quả. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng, không gây mụn và dị ứng, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

2.3 Sau khi nặn mụn 1 tuần

Giai đoạn này là giai đoạn da bắt đầu bong mài ở các vết nặn mụn, bạn có thể thực hiện các bước skincare cho da mụn như bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên các sản phẩm giúp dưỡng ẩm và phục hồi da nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Kem Dưỡng Ẩm Giảm Kích Ứng & Làm Dịu Da Obagi Clinical Kinetin+ Hydrating của Obagi. Sản phẩm chứa phức hợp độc quyền Kinetin+, bao gồm các yếu tố tăng trưởng từ thực vật, giúp tăng sự đàn hồi, cải thiện tông màu da, giảm mẩn đỏ và tăng cường sức khỏe tổng thể cho làn da. Với kết cấu dạng kem, kem dưỡng chứa Kinetin của Obagi mang lại độ ẩm tối ưu, giúp da mềm mại và mịn màng. Công thức đã được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn và không gây kích ứng.

Sau khi nặn mụn 1 tuần

Hình 3. Kem Dưỡng Ẩm Phục Hồi Làm Dịu Da Obagi Clinical Kinetin+ Hydrating

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng những sản phẩm có các hoạt chất trị thâm mụn như Vitamin C, Arbutin,... để đẩy nhanh tốc độ hiệu quả, hạn chế các vết thâm lưu lại trên da lâu dài. Nếu bạn đang băn khoăn bị mụn có nên dùng serum vitamin C, hãy tìm hiểu thêm để lựa chọn sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Sau đây là các sản phẩm bạn có thể tham khảo từ Obagi giúp cho quá trình phục hồi da sau nặn thêm phần hiệu quả.

Tinh chất Vitamin C của Obagi cũng là một lựa chọn lý tưởng nhờ sử dụng L-Ascorbic Acid, dạng Vitamin C nguyên chất mạnh mẽ nhất. Obagi mang đến ba dòng serum Professional-C với nồng độ khác nhau, phù hợp cho từng loại da:

Obagi Professional-C Serum 10%: Dành cho da khô, nhạy cảm hoặc dễ kích ứng. Công thức không chứa cồn, giàu dưỡng chất giữ ẩm, giúp cấp nước sâu, cải thiện độ ẩm và mang lại làn da mềm mại, căng mọng.

Obagi Professional-C Serum 15%: Phù hợp với hầu hết các loại da, đặc biệt là da thường đến da hỗn hợp. Serum cung cấp độ ẩm cân bằng, đồng thời hỗ trợ làm sáng và đều màu da hiệu quả.

Obagi Professional-C Serum 20%: Sản phẩm có nồng độ cao nhất, lý tưởng cho da dầu mụn. Với khả năng thẩm thấu nhanh, serum giúp giảm tình trạng nhờn rít và cải thiện vẻ ngoài xỉn màu do dư tinh chất trên da.

Serum Vitamin C Dưỡng Sáng Da & Ngăn Ngừa Oxy Hóa Obagi Professional-C 20%

Hình 4. Serum Vitamin C Dưỡng Sáng Da & Ngăn Ngừa Oxy Hóa Obagi Professional-C 20%

3. Các lưu ý cho quá trình skincare cho da sau nặn mụn

Không chạm tay lên mặt: Tay của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, nên có thể mang theo vô số vi khuẩn. Hành động chạm tay lên mặt sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên da, làm cho da nhiễm trùng và hình thành thêm mụn.

Hạn chế trang điểm: Sau khi nặn mụn, làn da chúng ta cần được giữ thông thoáng. Vì vậy, bạn không nên trang điểm ngay sau khi nặn mụn vì nhiều sản phẩm trang điểm có thể chứa các thành phần độc hại, dễ gây kích ứng và làm chậm quá trình phục hồi da. Bên cạnh đó, các thành phần trong mỹ phẩm có thể gây bít tắc hoặc nhiễm trùng vùng da đang bị tổn thương. Từ đó làm da khó hồi phục hơn.

Xông hơi và massage: Sau khi nặn mụn, da sẽ trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng. Do đó, bạn nên tránh xông hơi và massage vì có thể làm tổn thương da. Xông hơi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, trong khi việc massage liên tục có thể gây ma sát, làm da dễ bị kích ứng và tổn thương hơn.

Không nên tẩy tế bào chết: Sau khi nặn mụn, bạn không nên tẩy tế bào chết vì việc massage và cọ xát có thể gây tổn thương da. Bạn có thể ngừng tẩy tế bào chết trong 1 tuần để da có thời gian phục hồi hoàn toàn.

Sử dụng sản phẩm trị mụn nồng độ cao: Không nên sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa Retinoids, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, BHA/AHA ngay sau khi nặn mụn xong vì khi sử dụng các hoạt chất này ở nồng độ cao, da rất dễ bị kích ứng, sưng tấy, nổi mẩn đỏ, hoặc bong tróc. Bạn hãy để da được nghỉ ngơi sau khoảng 7-10 ngày để có thể hoàn toàn phục hồi rồi tiếp tục sử dụng các hoạt chất này nhé.

Trị sẹo, thâm mụn bằng các biện pháp xâm lấn: Các phương pháp như peel da, lăn kim, laser có thể giúp điều trị mụn và ngăn ngừa sẹo. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn, da cần thời gian để phục hồi, vì vậy bạn không nên thực hiện các biện pháp làm đẹp xâm lấn trong thời gian khoảng 2 tuần sau khi nặn mụn. 

Lối sống thiếu khoa học: Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, thiếu ngủ, ít vận động và thường xuyên căng thẳng sẽ gây cản trở quá trình phục hồi da. 

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1 Có nên nặn mụn không?

Bạn không nên tự ý nặn mụn vì điều này dễ gây tổn thương da, làm vi khuẩn lan rộng và tăng nguy cơ để lại thâm, sẹo. Việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Nếu cần loại bỏ nhân mụn, bạn chỉ nên thực hiện dưới sự hướng dẫn hoặc trực tiếp bởi bác sĩ da liễu. Đặc biệt, hãy đảm bảo dụng cụ vô trùng và kỹ thuật an toàn để giảm thiểu rủi ro cho làn da.... Trước khi nặn mụn bạn cần tìm hiểu về loại mụn mà mình đang gặp phải và quy trình nặn mụn phù hợp để tránh việc gây thêm tổn thương cho da và làm tình trạng da nghiêm trọng.

4.2 Thâm mụn sau nặn bao lâu thì hết?

Sau khi nặn mụn, hầu hết các vết thâm mụn sẽ mờ dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng 2 tuần. Cụ thể:

Ngày đầu tiên: Da sẽ bị sưng đỏ do tác động mạnh khi lấy nhân mụn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần trong vòng 1 - 2 ngày.

Từ 5 đến 10 ngày: Vết thâm sẽ dần mờ đi. Tốc độ mờ thâm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của làn da mỗi người, đây là dấu hiệu tốt cho thấy quá trình phục hồi của da đang diễn ra.

Sau 10 - 14 ngày (hoặc có thể lâu hơn): Thời điểm này da sẽ bắt đầu tái tạo tế bào mới, giúp các vết thâm mụn mờ đi và biến mất. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho việc điều trị thâm mụn để đạt được hiệu quả.

Tuy nhiên, vết thâm mụn có tự hết không? Điều này còn tùy thuộc vào cách chăm sóc và khả năng phục hồi tự nhiên của da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thâm có thể tồn tại lâu hơn, thậm chí trở thành tình trạng thâm mụn kéo dài. Tìm hiểu thêm về cách vết thâm mụn có thể tự hết và những biện pháp hỗ trợ để cải thiện nhanh hơn.

4.3 Sau khi nặn mụn không nên ăn gì?

Bên cạnh việc chú ý đến các bước chăm sau da sau khi nặn mụn và thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng cần quan tâm đến các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau nặn mụn của da như: thực phẩm cay nóng, dầu mỡ; đồ ngọt, thức uống có ga; các chất kích thích và có cồn như bia, rượu, thuốc lá; thịt bò, thịt gà, trứng và hải sản.

4.4 Sau khi nặn mụn nên ăn gì?

Trong quá trình phục hồi da sau nặn mụn, bạn nên bổ sung các thực phẩm tự nhiên lành mạnh và tốt cho sức khỏe để làm tiến độ hồi phục của da sau nặn mụn được tốt hơn. Các loại thực phẩm cần được bổ sung là: các loại rau xanh; các loại trái cây có chứa nhiều Vitamin C; sữa chua; các loại đậu,...

Tư liệu tham khảo:

Ravisankar, P., Koushik, O. S., Himaja, V., Ramesh, J., & Pragna, P. (2015). Acne-causes and amazing remedial measures for acne. J Pharm Res, 5, 209-301.

Mohiuddin, A. K. (2019). Acne protection: measures and miseries. Dermatol Clin Res, 5(1), 272-311.